Mụn không phải vấn đề của riêng da. Da không phải là cơ quan duy nhất có vấn đề khi xuất hiện mụn. Chúng mình luôn skincare là để cải thiện da. Nhưng bạn đã bao giờ chăm sóc da và mãi không thấy đỡ mụn chưa?

Khi đó, skincare không phải cách duy nhất giải quyết, hãy tìm nguyên nhân liên quan đến cơ thể. Liệu mụn có phải do các cơ quan gan, thận đang cảnh cáo bạn không? Lối sống, thói quen ăn uống của bạn liệu có vấn đề không? Cùng Hân tìm hiểu nhé!

Mụn ở cằm

Mụn cằm và quanh miệng thường có liên quan đến hormones. Đây thhường là kết quả của tăng sinh androgens. Đó là một loại hormone có khả năng tăng cường sản sinh bã nhờn, gây mụn.

Tình trạng mất cân bằng hormones có thể xảy ra trước kì kinh nguyệt.  Có thể xảy ra sau khi uống thuốc tránh thai. Hoặc do chế độ ăn uống thiếu khoa học (nhiều đường, đồ ăn nhanh, ăn vặt,…)

Mụn ở 2 má

Điều này có thể do nguyên nhân vi khuẩn, bụi bẩn từ điện thoại và chiếc gối trong phòng của bạn. Thói quen hay chạm tay vào mặt cũng có thể gây mụn ở má. Ngoài ra, các tác nhân môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn kết hợp với bã nhờn trên da cũng có thể gây hình thành mụn.

Biện pháp là luôn lau bề mặt điện thoại với cồn. Bên cạnh đó, thay vỏ gối 1 tuần/lần, và chú ý làm sạch mặt vào 2 buổi sáng tối.

Mụn quanh trán và mũi

Mụn ở vùng chữ T thường liên quan tới căng thẳng và việc tiết dầu quá nhiều. Theo nghiên cứu, những người có mức độ căng thẳng cao. Thức khuya hoặc ngủ không ngon thường dễ gặp mụn ở trán hơn.

Biện pháp giải quyết là cải thiện sức khỏe tinh thần bằng thiền. Nghe các loại white nose khi ngủ, tập các bài thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ. Hoặc sử dụng các sản phẩm hạn chế tiết dầu nhờn.

Mụn quanh chân tóc

Còn được gọi là “pomade acne” hay “hairline acne”. Những mụn này thường xuất hiện do sáp vuốt tóc chứa nhiều dầu khoáng đọng lại gây bít tắc da. Ngoài ra, cũng có thể do các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu gội khô, keo xịt tóc,…

Các phòng tránh là luôn lau, rửa mặt sau khi thoa sáp. Chọn các loại dầu gội không gấy bít tắc. Hoặc che khăn mỗi khi xịt tóc, dầu gội khô.

Một số sản phẩm hiệu quả

  • Differin Adapalene 0.1%
  • Benzoyl Peroxide Gel IP
  • Pixi Glow Toni
  • Retin-A Cream
  • T-Zone Spot Zapping Gel

Mụn thường được hiểu là vấn đề da liễu xuất hiện phổ biến ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, tùy theo dạng mụn cũng như là vị trí mọc mà chúng có thể là biểu hiện của bệnh trong người.

Để tránh gặp phải tình trạng mụn không mong muốn như trên, bạn cần quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Tùy vào vị trí mụn trên mặt, ở má, ở cằm chúng ta có thể đoán được các vấn đề sức khỏe của người bị mụn. Và đưa ra cách trị mụn triệt để nhất.

Do đó hãy thường xuyên theo dõi, lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia da liễu. Trong trường hợp có dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm đi kèm cần đến bệnh viện ngay. Như vậy có thể được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu. Hân chúc bạn có một sức khỏe tốt và làn da đẹp như ý muốn nhé.